Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ những tháng cuối năm đầy triển vọng

Bộ Công thương cho biết, với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, cùng với các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng từ 13%-15% trong nửa cuối năm 2018.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương cho biết trong tháng 6/2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 750 triệu USD, tăng 3% so tháng trước, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 513,6 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng trước, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến hết tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,86 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, hầu hết kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường chính đều tăng khá. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Hoa Kỳ đạt 1,7 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 555,6 triệu USD, tăng nhẹ; Nhật Bản đạt 528,1 triệu USD, tăng 5%; Hàn Quốc đạt 459,8 triệu USD, tăng 52,8%; Úc đạt 84,4 triệu USD, tăng 14,8%...

 

 

 

Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, Bộ Công thương dự báo trong nửa cuối năm 2018, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có nhiều thuận lợi như: Thị trường bất động sản trên toàn cầu cải thiện là động lực chính thúc đẩy tiêu thụ gỗ và các sản phẩm nội thất tăng. Theo chu kỳ hàng năm, trong nửa cuối năm, nhu cầu sửa chữa thay thế các sản phẩm nội thất tại nhiều thị trường lớn tăng là yếu tố chính thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam tăng trưởng khả quan.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, cùng với các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam tăng từ 13%-15% trong nửa cuối năm 2018.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 456,43 triệu USD và 145,9 nghìn tấn, tăng 11,3% về trị giá và 8,6% về lượng so với cùng kỳ năm 2017. 

Đáng chú ý, Hàn Quốc tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018. Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam tăng lên 18,2% trong 5 tháng đầu năm 2018 từ mức 16,8% trong 5 tháng đầu năm 2017. Điều này cho thấy, mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã và đang đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc. 

CÁC TIN MỚI HƠN

Cửa kính khung gỗ 4 cánh là sản phẩm được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay bởi sự chắc chắn, bền bỉ và tính thẩm mỹ rất cao

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vạn An tuyển nhân viên thông thạo tiếng Pháp làm việc tại nhà máy chế biến gỗ tại Cameroun

Ngành gỗ Việt Nam đang đón nhận những cơ hội lớn từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), song làm gì để có thể tận dụng hiệu quả là vấn đề được các DN quan tâm. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) - xung quanh vấn đề này.

Nguyên liệu gỗ dần trở nên khan hiếm về nguồn cung kể từ khi Trung Quốc tiến hành thu mua với số lượng lớn. Việc này đã đẩy các nhà cung cấp tại Việt Nam vào hoàn cảnh khó khăn trong việc đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu và cả trong khâu phân phối giá bán ra thị trường.

Giá gỗ nguyên liệu gỗ trong nước và nhập khẩu đang trên đà tăng. Đơn hàng của các Doanh nghiệp ngày một nhiều, cạnh tranh nguồn nguyên liệu gỗ đang diễn ra khá gay gắt

Ba năm sau khi Quy chế gỗ của châu Âu (EUTR) được ban hành, các quan chức chính phủ các quốc gia EU tuần này đã có các hành động công khai đầu tiên đối với các quy định về nhập khẩu gỗ có nguồn gỗ từ rừng tự nhiên bất hợp pháp.